Tiêu chảy

Có nên dùng men tiêu hóa cho trẻ bị biếng ăn sau khi tiêu chảy?

Tình trạng phổ biến nhất khi bị tiêu chảy là mất nước và mất điện giải gây tình trạng mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng. Do 70% trọng lượng cơ thể là nước, nên nếu cơ thể không đủ nước thì chức năng chuyển hóa và tuần hoàn sẽ bị ảnh hưởng. Khi máu đến dạ dày giảm thì cơ chế hấp thu và bài tiết enzyme tiêu hóa cũng giảm, gây ra tình trạng chán ăn.

Tiêu chảy khi đi du lịch và những điều bạn cần biết

Khi du lịch, do hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt có nhiều thay đổi, cơ thể chịu nhiều tác động của ngoại cảnh khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn, trong đó có bệnh tiêu chảy. Tình trạng này dễ gặp ở người đang du lịch hoặc vừa trở về từ chuyến đi xa nào đó. Tiêu chảy du lịch thường không nghiêm trọng, tuy nhiên nó khiến bạn có cảm giác cực kỳ khó chịu vì phải chịu cơn đau bụng và đi phân lỏng liên tục.

Bé bị tiêu chảy, nên sử dụng thuốc gì?

Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa rất thường gặp và thường có thể tự khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được bù nước và điều trị kịp thời. Khi có những triệu chứng của bệnh, gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và kê toa thuốc tiêu chảy với liều lượng phù hợp.

Bé hay bị tiêu chảy ngày hè, cha mẹ chăm sóc thế nào để nhanh khỏi?

Mùa hè là thời điểm trẻ rất hay bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu cha mẹ không biết cách xử trí đúng có thể khiến bệnh nặng thêm và gây ra tiêu chảy mạn, kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này. Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, với tỷ lệ trung bình 1 trẻ mắc từ 0,8-2,2 đợt tiêu chảy trong năm. Bệnh lây qua đường phân - miệng (phân trẻ bị tiêu chảy là nguồn nhiễm bệnh). Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ chủ yếu là do virus và vi khuẩn.

Trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh - Làm thế nào để điều trị?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Trong đó tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp ở trẻ em, phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, bởi đây là đối tượng có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện.

Bệnh tiêu chảy cấp do ROTAVIRUS, những điều cha mẹ nên biết

Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus thường có khởi phát cấp tính, biểu hiện trẻ nôn liên tục và tiêu chảy phân nước nhiều lần (thường là trên 10 lần), có thể đến vài chục lần trong ngày gây mất nước nặng, là nguy cơ của sốc giảm thể tích, có thể tử vong. Rotavirus là một trong những tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh thường xảy ra theo mùa, tập trung vào mùa đông. Rotavirus có 4 typ huyết thanh gây bệnh. Khi bị nhiễm 1 typ cơ thể chỉ đáp ứng tiêu chảy với 1 typ đó và trẻ có thể vẫn mắc các typ khác. 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi mắc ít nhất 1 đợt tiêu chảy do Rotavirus, bệnh cũng chiếm 50% - 65% tiêu chảy cấp ở các trẻ nhập viện.

Bệnh tiêu chảy và biện pháp phòng chống

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do vi rút, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.