Bé bị tiêu chảy, nên sử dụng thuốc gì?

Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa rất thường gặp và thường có thể tự khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được bù nước và điều trị kịp thời. Khi có những triệu chứng của bệnh, gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và kê toa thuốc tiêu chảy với liều lượng phù hợp.

Một số nhóm thuốc trị tiêu chảy có thể kể đến như: dung dịch bù nước và điện giải; thuốc bao phủ niêm mạc ruột, hấp phụ độc tố; thuốc kháng nhu động ruột, giảm tiết dịch; và một số men vi sinh có lợi khác. Các thuốc làm giảm triệu chứng (giảm tiết, dịch, kháng nhu động ruột, hấp phụ độc tố, bao phủ niêm mạc ruột) thường được dùng trong một số trường hợp tiêu chảy ở người lớn, nhưng không dùng ở trẻ em do không có tác dụng làm giảm sự mất dịch và chất điện giải, ngược lại có thể gây hại cho trẻ.

Dung dịch bù nước và điện giải

Khi bị tiêu chảy, cơ thể của trẻ mất nước nghiêm trọng. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các dung dịch bù nước và điện giải như Oresol để thay thế nước và chất điện giải bị mất trong các bệnh tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt cao, ra nhiều mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao, các trường hợp mất nước ưu trương hoặc nhược trương ở cả trẻ em và người lớn.

Trước khi sử dụng, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì của sản phẩm để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Đồng thời tuân thủ và thực hiện đúng cách pha cũng như uống đúng liều lượng theo chỉ định của nhà sản xuất. Sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn thì bạn có thể uống ngay, chỉ nên cho uống từng ngụm nhỏ, từ từ và không nên cho uống quá nhanh.

Lưu ý, dung dịch Oresol khi pha quá đặc có thể gây nên tình trạng ưu trương nước và tăng áp lực thẩm thấu, tăng nguy cơ phù não. Sau 24 giờ, nếu dung dịch Oresol đã pha không uống hết, ba mẹ cần đem bỏ và pha dung dịch mới. Oresol chống chỉ định với các trường hợp suy giảm chức năng thận, giảm niệu, vô niệu, mất nước nặng kèm triệu chứng sốc, nôn mửa kéo dài, tắc ruột hoặc liệt ruột.

Thuốc hấp phụ và bao phủ niêm mạc ruột

Smecta là loại thuốc tiêu chảy có tác dụng bao phủ và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Smecta được chỉ định điều trị các triệu chứng đau của bệnh thực quản – dạ dày – tá tràng và đại tràng, tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em và người lớn.

Ngoài chỉ định theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất khác nhau, liều lượng của thuốc tiêu chảy Smecta có thể được các bác sĩ chỉ định thay đổi, trong trường hợp người bệnh tiêu chảy cấp tính. Thuốc không sử dụng với bất kỳ đối tượng nào mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Các tác dụng phụ của thuốc rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như phát ban, táo bón, viêm, ngứa, phù mạch… Do đó, người bệnh không được tự ý uống thuốc tiêu chảy, mà nên uống theo sự chỉ định của các bác sĩ.

Thuốc làm giảm triệu chứng

Thuốc chống tiêu chảy Loperamid có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy như giảm nhu động ruột, kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, tăng vận chuyển nước và chất điện giải từ lòng ruột vào máu. Loperamid được chỉ định điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không biến chứng, hoặc tiêu chảy mạn ở người lớn. Thuốc chống chỉ định trong trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 12 tuổi.

Mặc dù thuốc tiêu chảy Loperamid là loại thuốc thường được dùng, nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ vì có thể dẫn đến những vấn đề tim mạch nguy hiểm. Ngoài ra, thuốc Loperamid chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bệnh lỵ cấp tính hay viêm ruột do vi khuẩn, bệnh nhân viêm loét đại tràng cấp tính, viêm đại tràng giả mạc do sử dụng kháng sinh phổ rộng, bệnh nhân bị tổn thương gan, phụ nữ có thai. Không dùng thuốc Loperamid với một số loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, các thuốc chống trầm cảm vì có thể làm tăng độc tính của Loperamid.

Men vi sinh Probiotics

Probiotics là vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh bằng cách kìm hãm sự tăng sinh của các loại vi sinh vật xấu. Hiện nay trên thị trường có hai loại Probiotics được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp bị tiêu chảy là Saccharomyces boulardiiLactobacillus acidophilus.

Saccharomyces boulardii có tác dụng tổng hợp vitamin nhóm B, kìm khuẩn, kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu. Saccharomyces boulardii được chỉ định dự phòng và điều trị tiêu chảy do dùng kháng sinh, tiêu chảy cấp. Do nấm men là các tế bào sống, nên không trộn vào nước hay thức ăn nóng, lạnh hoặc có rượu. Không dùng Saccharomyces boulardii với các thuốc chống nấm khác.

Lactobacillus acidophilus có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B, cân bằng vi khuẩn cộng sinh trong ruột, kích thích miễn dịch không đặc hiệu của niêm mạc ruột và diệt khuẩn. Lactobacillus acidophilus được chỉ định các trường hợp tiêu chảy do loạn khuẩn ở ruột.

BIOLAC - Men vi sinh sống với sự kết hợp của 3 chủng lợi khuẩn Lactobacillus bao gồm Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus sporogenes, Lactobacillus kefir giúp cân bằng và phục hồi nhanh hệ vi sinh đường ruột, điều trị tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa.