Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng cơ vòng của hệ tiêu hóa co thắt bất thường gây nên các triệu chứng như: đau bụng, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, phân sống…Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và quá trình phát triển sau này của trẻ. Do đó, cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên
- Bù nước: Cần cho trẻ uống nhiều nước. Ngoài ra nên cho trẻ uống nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước dừa tươi. Tránh các loại nước giải khát, cà phê, hay nước trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn.
Đối với trẻ còn đang bú mẹ phải duy trì tối đa nguồn sữa mẹ giúp cho trẻ có sức đề kháng tốt hơn với các bệnh tật.
- Có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa hoặc men vi sinh trong các ngày đầu của bệnh để giúp tái lập lại hệ vi sinh đường ruột sau khi bị rối loạn.
- Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Thay vào đó, tuân thủ theo đúng chỉ định về liều và thời gian dùng thuốc của bác sĩ.
Dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, mệt, rất khát nước.
- Trẻ nôn liên tục.
- Sốt li bì, khó đánh thức, sốt cao khó hạ.
- Trẻ đi phân có máu.
- Trẻ co giật.
Lưu ý khi điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ
- Nên đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, để được phát hiện, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
- Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống.
- Tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc của bác sĩ.
- Trong khi điều trị, nếu trẻ có triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng thực phẩm, chú ý cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin.
- Nên chế biến đồ ăn ít dầu mỡ, mềm và dễ tiêu hóa.
- Giữ gìn môi trường, vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng