Đầy bụng khó tiêu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

1.Đầy bụng khó tiêu là gì?

Đầy bụng khó tiêu là chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến, Cảm giác căng tức, đầy trong bụng. Tình trạng này thường biến mất sau một thời gian, nhưng ở một số người, tình trạng đầy bụng khó tiêu có thể lặp đi lặp lại gây khó chịu. 

Xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là tình trạng tạm thời do thói quen ăn uống gây ra nhưng có thể là triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa khác.Nếu tình trạng này không thuyên giảm, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân.

2.Triệu chứng đầy bụng khó tiêu

Triệu chứng rõ ràng nhất của đầy bụng khó tiêu là cảm giác căng tức bụng đi kèm với cơn đau âm ỉ.

Những triệu nhận biết khác bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị
  • Nóng rát thượng vị do sự bài tiết axit dạ dày và enzym   
  • Căng tức bụng, chướng bụng   
  • Cảm giác no kéo dài lâu hơn bình thường sau bữa ăn

Một số trường hợp nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra các tình trạng như:

  • Ợ nóng, ợ chua   
  • Nôn trớ
  • Buồn nôn và nôn
  • Trào ngược axit dạ dày

Thông thường, triệu chứng của đầy bụng khó tiêu sẽ kéo dài khoảng vài phút đến vài giờ sau khi ăn. Tùy tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng sẽ kéo dài trong vài giờ đến vài ngày sau đó.

3. Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu

Sinh lý: 

Đầy bụng khó tiêu do sinh lý (cách ăn uống và chất lượng thực phẩm) là nguyên nhân phổ biến và dễ xảy ra nhất. Nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu bao gồm

Ăn quá nhanh và nuốt khí: Khi ăn nhanh, bạn dễ nuốt không khí, dẫn đến sự hình thành khí trong hệ tiêu hóa và gây cảm giác đầy hơi.

  • Ăn quá nhiều hoặc ăn quá no: Khi cơ thể phải tiêu hóa lượng thực phẩm lớn trong một thời gian ngắn, quá trình tiêu hóa có thể bị quá tải và dẫn đến cảm giác khó tiêu.
  • Chất lượng thực phẩm: Thực phẩm không đảm bảo, bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều chất béo, đường, gia vị nặng có thể khiến dạ dày và ruột phải làm việc nhiều hơn, từ đó gây ra tình trạng đầy bụng.
  • Đồ uống có ga và thói quen nhai kẹo cao su: Các loại nước giải khát có gas cung cấp khí carbon dioxide cho hệ tiêu hóa, trong khi nhai kẹo cao su cũng dẫn đến nuốt khí, góp phần làm tăng hiện tượng đầy hơi.

  • Thói quen ăn uống không điều độ: Việc bỏ bữa, ăn không đúng giờ hoặc thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống cũng có thể làm rối loạn quá trình tiêu hóa.

Bệnh lý:

Đầy bụng khó tiêu là một trạng thái rối loạn hệ tiêu hóa nên cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa.

Nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu do bệnh lý kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Những bệnh có thể làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, gây đầy bụng khó tiêu là.

  • Viêm loét dạ dày và viêm dạ dày: Khi niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc tổn thương, quá trình tiêu hóa bị suy giảm, gây ra cảm giác khó tiêu và đầy bụng.
  • Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD): Tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản không chỉ gây cảm giác ợ nóng mà còn có thể làm cho người bệnh cảm thấy đầy bụng sau mỗi bữa ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa chức năng (dyspepsia): Đây là tình trạng không thể giải thích được bằng các tổn thương hữu cơ cụ thể, nhưng bệnh nhân lại gặp các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn sau ăn.
  • Bệnh lý túi mật: Các vấn đề như sỏi túi mật hoặc viêm túi mật có thể gây ra cản trở trong quá trình tiêu hóa, dẫn đến cảm giác đầy bụng, đặc biệt sau khi ăn thực phẩm có nhiều chất béo.
  • Bệnh Celiac: Còn được gọi là bệnh không dung nạp gluten. Khi người bệnh ăn phải những thực phẩm chứa gluten như lúa mạch, yến mạch, lúa mì và những loại ngũ cốc khác, bệnh Celiac dẫn đến tình trạng viêm và bất sản niêm mạc ruột non sẽ gây ra những triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi khó tiêu, nôn mửa, suy giảm sức đề kháng và đau nhức xương khớp. Những triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ rõ ràng ở nhóm trẻ em hơn là người lớn.

4.Cách chữa đầy bụng khó tiêu

Cách trị đầy bụng khó tiêu tại nhà

Người bệnh đầy bụng khó tiêu do sinh lý có thể áp dụng những phương pháp sau đây để làm giảm triệu chứng, bao gồm:

  • Chườm ấm bụng: Người bệnh có thể dùng khăn ấm chườm nhẹ lên vùng bụng trên rốn, có thể kết hợp mát xa nhẹ nhàng để giúp giảm bớt cảm giác căng tức và đau bụng
  • Kê gối cao: Tư thế nằm kê gối cao nửa người giúp cổ họng được nâng cao hơn, từ đó hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Vận động nhẹ nhàng: Việc vận động nhẹ nhàng giúp giảm bớt khí tích tụ trong hệ tiêu hóa và tình trạng đầy bụng khó tiêu

Người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp những phương pháp này với điều trị nội khoa. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được diễn ra hiệu quả, đồng thời phòng ngừa được khả năng tái phát bệnh.

A cartoon of a doctor pointing at a stomach AI-generated content may be incorrect.

Khám bác sĩ

Nếu tình trạng chướng bụng và đầy hơi kéo dài quá 5 ngày và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, kèm theo đau bụng dữ dội, sốt, nôn mửa, chảy máu hoặc cảm giác có khối u trong bụng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng mà người bệnh chưa biết.

5.Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa

 Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, để tránh tình trạng trên cần thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cụ thể.

  • Cần ăn chín, uống sôi, hạn chế thực phẩm có khả năng kích thích cao như chua, cay, cồn, dầu mỡ nhiều.
  • Cần uống nước đầy đủ, nếu là người hay bị táo bón, bổ sung chất xơ ở rau xanh và trái cây nhiều hơn để hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.
  • Cần có thói quen đi vệ sinh khoa học. Đặc biệt nên đi đại tiện hàng ngày, vào buổi sáng.   
  • Tránh hút thuốc và hạn chế rượu bia: Cả thuốc lá và đồ uống có cồn đều có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét và rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra bạn cũng có thể phòng ngừa bằng cách bổ sung men vi sinh thường xuyên với các sản phẩm men tiêu hóa tại Bụng Khỏe. Tham khảo ngay https://bungkhoe.com/ hoặc để lại thông tin để nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.