Tiêu chảy khi đi du lịch và những điều bạn cần biết

Khi du lịch, do hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt có nhiều thay đổi, cơ thể chịu nhiều tác động của ngoại cảnh khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn, trong đó có bệnh tiêu chảy. Tình trạng này dễ gặp ở người đang du lịch hoặc vừa trở về từ chuyến đi xa nào đó. Tiêu chảy du lịch thường không nghiêm trọng, tuy nhiên nó khiến bạn có cảm giác cực kỳ khó chịu vì phải chịu cơn đau bụng và đi phân lỏng liên tục.

Đâu là nguyên nhân tiêu chảy du lịch?

Tiêu chảy du lịch có thể xuất phát từ sự căng thẳng trong khi du lịch hoặc trong chế độ ăn uống. Thường bị tiêu chảy du lịch sau khi nuốt thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm các sinh vật từ phân. Những sinh vật này là tác nhân gây bệnh - bao gồm cả vi khuẩn khác nhau, virus và ký sinh trùng - nhập vào đường tiêu hóa và chế ngự các cơ chế phòng thủ, dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiêu chảy du lịch.

Vi khuẩn bám vào niêm mạc ruột và phát hành một loại độc tố là nguyên nhân gây tiêu chảy và đau bụng. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy du lịch là do vi khuẩn Escherichia coli enterotoxigenic (ETEC). Vậy tại sao người bản địa ở những quốc gia có nguy cơ cao lại không bị ảnh hưởng như vậy? Thường thì cơ thể của họ đã quen với vi khuẩn và tạo được miễn dịch với chúng.

Một số nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh như:

Người trẻ tuổi: Mặc dù thường có nhiều lý do không rõ ràng, nhưng có thể là do chính bản thân hay chủ quan, có nhiều mạo hiểm trên đường, hoặc ít thận trọng trong việc tránh các loại thực phẩm ô nhiễm, thậm chí có thể do khả năng miễn dịch kém.

Người bị suy yếu hệ thống miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, việc giảm yếu tố bảo vệ cơ thể khiến tình trạng này ngày càng nặng hơn và có nguy cơ tổn thương, dễ gây nhiễm trùng (đặc biệt ở người bị bệnh tiểu đường hoặc viêm ruột).

Người dùng thuốc chẹn kênh Canxi hoặc thuốc kháng acid: Axit trong dạ dày có xu hướng tiêu diệt sinh vật. Do đó, việc giảm acid dạ dày có thể để lại nhiều cơ hội hơn cho sự tồn tại của vi khuẩn.

Phương pháp phòng ngừa và điều trị

Để những chuyến đi của bạn tốt đẹp và không bị tiêu chảy phá rối, trước khi đi cần chuẩn bị một số thuốc như oresol, loperamide. Hoặc có thể tham khảo tư vấn bác sĩ riêng của bạn trước khi đi để chuẩn bị những thứ thuốc cần thiết mang theo trong chuyến đi. 

Trên đường du lịch, cẩn thận với đồ ăn, thức uống trên đường phố. Tránh các loại thức ăn chưa chín, hay uống nước từ vòi, nước suối. Luôn nhớ kỹ 2 nguyên tắc: Ăn chín uống sôi, và rửa tay kỹ trước khi ăn. Thông thường, bệnh này sẽ có xu hướng chuyển biến tốt hơn khi chúng ta có sự chăm sóc bản thân kỹ càng. Trong trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng, nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ chỉ định đơn thuốc phù hợp. 

Các chuyên gia y tế thường không khuyên dùng kháng sinh để phòng ngừa tiêu chảy du lịch, vì nó có thể đóng góp vào sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Đồng thời, việc sử dụng kháng sinh cũng có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu như phát ban, phản ứng da với mặt trời, nhiễm nấm âm đạo, hiếm gặp hơn là rối loạn máu.

Nguồn: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Báo sức khỏe đời sống