Táo bón ở người lớn

Táo bón là tình trạng đi tiêu khó khăn hoặc không thường xuyên, phân cứng hoặc cảm giác trực tràng không hoàn toàn trống rỗng sau khi đi tiêu (đi tiêu không hết). Đây là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn, cho đến người già. Táo bón có thể cấp tính hoặc mãn tính. Táo bón cấp tính bắt đầu đột ngột và đáng chú ý. Táo bón mãn tính có thể bắt đầu dần dần và kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.  Nếu táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc.

Nguyên nhân gây táo bón ở người lớn tuổi là gì?

Trực tràng to ra khi con người già đi, và việc tích trữ phân trong trực tràng tăng lên có nghĩa là người lớn tuổi thường cần phải có khối lượng phân lớn hơn trong trực tràng để cảm thấy muốn đi đại tiện. Thể tích trực tràng tăng lên cũng khiến phân cứng bị ảnh hưởng.

Các yếu tố phổ biến ở người lớn tuổi dẫn đến táo bón bao gồm tăng sử dụng thuốc trị táo bón, chế độ ăn ít chất xơ, các tình trạng bệnh lý kèm theo (như tiểu đường và tuyến giáp hoạt động kém) và giảm hoạt động thể chất. Nhiều người lớn tuổi cũng có quan niệm sai lầm về thói quen đại tiện bình thường và sử dụng thuốc nhuận tràng quá thường xuyên.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra táo bón:

Chế độ ăn uống 

Thay đổi chế độ ăn uống chẳng hạn như giảm lượng nước uống, chế độ ăn ít chất xơ hay các loại thực phẩm gây táo bón. Nguyên nhân gây táo bón do chế độ ăn uống là rất phổ biến. Trái cây, rau, ngũ cốc và các thực phẩm chứa chất xơ khác được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên của đường tiêu hóa. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến táo bón vì chất xơ giúp giữ nước trong phân và làm tăng khối lượng của nó, giúp đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, mất nước cũng gây táo bón vì cơ thể cố gắng giữ nước trong máu bằng cách loại bỏ thêm nước từ phân, nếu phân chứa ít nước sẽ khó đào thải ra ngoài.

Thuốc làm chậm nhu động ruột

Các loại thuốc có thể làm chậm nhu động ruột bao gồm opioid, muối sắt và các thuốc có tác dụng kháng cholinergic (chẳng hạn như nhiều loại thuốc kháng histamin và thuốc chống trầm cảm ba vòng). Hay một số loại thuốc khác bao gồm nhôm hydroxit, bismuth subsalicylate, một số loại thuốc hạ huyết áp và nhiều loại thuốc an thần đều là nguyên nhân gây ra táo bón.

Rối loạn đại tiện

Rối loạn đại tiện (khó tiêu) là vấn đề ruột không tạo ra đủ lực để đẩy phân ra khỏi trực tràng và/hoặc khó thư giãn các sợi cơ xung quanh trực tràng và cơ thắt hậu môn bên ngoài trong quá trình đại tiện. Những người mắc chứng khó tiêu thường cảm thấy cần phải đi đại tiện nhưng không thể. Ngay cả phân không cứng nhưng cũng khó có thể đi qua.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Những người mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể đi phân lỏng, đại tiện không đều hoặc táo bón.

Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Đối với những người thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc thụt thường mất đi khả năng đi tiêu nếu không có những dụng cụ hỗ trợ đó. Lúc này, vòng luẩn quẩn táo bón sẽ lặp đi lặp lại, càng sử dụng nhiều thuốc nhuận tràng, càng dễ gặp phải tình trạng táo bón.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm các rối loạn bệnh lý cụ thể, tắc ruột, rối loạn chuyển hóa và rối loạn thần kinh. Táo bón cũng có thể xảy ra trong bất kỳ bệnh nặng nào cần phải nằm trên giường kéo dài (vì hoạt động thể chất giúp ruột di chuyển phân), giảm lượng thức ăn ăn vào, sử dụng các loại thuốc có thể gây táo bón và sau chấn thương đầu hoặc tủy sống. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây táo bón vẫn chưa được biết rõ.

Ảnh hưởng của táo bón

Ở những người bị táo bón, một số triệu chứng và đặc điểm nhất định có thể gây lo ngại, bao gồm:

  • Chướng bụng
  • Nôn mửa
  • Đi ngoài ra máu
  • Giảm cân
  • Táo bón nặng ở người lớn tuổi

Điều trị táo bón

Bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào gây ra táo bón đều phải được điều trị. Khi có thể, các loại thuốc gây táo bón sẽ được ngưng hoặc thay đổi. Táo bón được ngăn ngừa tốt nhất bằng sự kết hợp giữa tập thể dục, chế độ ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước. Khi sử dụng một loại thuốc có khả năng gây táo bón, các bác sĩ thường cho thuốc nhuận tràng và khuyên nên tăng cường ăn chất xơ, thực phẩm lỏng.

Chế độ ăn uống

Mọi người cần bổ sung đủ nước, ăn đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của họ (thường là 15 đến 20 gram mỗi ngày). Rau, trái cây và cám là nguồn chất xơ tuyệt vời. Bên cạnh hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chất xơ có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol trong máu cực kỳ hiệu quả. Nhờ vậy, mọi người sẽ hạn chế được các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch như cao huyết áp, tiêu đường,... Ngoài ra, tăng cường chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể kiểm soát tình trạng cân nặng. Chất dinh dưỡng này giúp bạn cảm thấy no lâu, bớt cảm giác thèm ăn trong ngày, hỗ trợ quá trình giảm cân diễn ra thuận lợi và sớm đạt hiệu quả tốt.

Thuốc nhuận tràng

Một số thuốc nhuận tràng an toàn khi sử dụng lâu dài, giúp điều trị và/hoặc ngăn ngừa táo bón, bao gồm: các chất làm mềm phân (Docusate, dầu khoáng), các chất thẩm thấu, thuận tràng kích thích (phenolphthalein, bisacodyl, và anthraquinones), …

Thụt rửa đại tràng

Đây là thủ thuật đưa nước từ hậu môn vào đại tràng để làm mềm, lỏng phân, thường áp dụng cho người bị táo bón lâu ngày không thể đại tiện. Thành ruột nở rộng và bị kích thích sẽ co bóp, giúp đẩy phân ra ngoài nhanh chóng. 

Các chuyên gia y tế cho biết tốt nhất không nên tự thụt tháo đại tràng tại nhà, nếu trong những trường hợp cần thiết thì phải được sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên y tế.

Nguồn: https://www.msdmanuals.com/home/digestive-disorders/symptoms-of-digestive-disorders/constipation-in-adults