Chán ăn: Nguyên nhân, biến chứng và biện pháp khắc phục

Chắc hẳn chúng ta đã từng trải qua cảm giác chán ăn ít nhất một lần trong đời, đây là một hiện tượng khá phổ biến và xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Nếu như bạn chỉ nhất thời cảm thấy biếng ăn trong một thời điểm cụ thể thì đây không phải vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu như biếng ăn trở thành một bệnh lý và diễn ra trong một thời gian dài thì các bạn cần theo dõi và xác định nguyên nhân là gì. Lúc này việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lý là vô cùng cần thiết, đó là cơ sở giúp chúng ta giải quyết tình trạng trên. Nhờ vậy, cơ thể được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu và tạo ra năng lượng giúp bạn duy trì sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây mất cảm giác ngon miệng là gì?

Do vi khuẩn và virus

Mất cảm giác thèm ăn có thể xảy ra ở bất cứ đâu do nhiễm trùng vi khuẩn, virus, nấm hoặc các bệnh nhiễm trùng khác nhau, chẳng hạn như: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm dạ dày, viêm đại tràng, …

Nguyên nhân tâm lý

Những thay đổi về tâm lý như buồn, chán nản, khó chịu hoặc lo lắng sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn. Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn tâm thần cũng có thể dẫn đến giảm cảm giác này. Một người mắc chứng chán ăn tâm thần phải trải qua quá trình nhịn đói hoặc áp dụng các phương pháp giảm cân khác. Những người mắc chứng bệnh này thường bị thiếu cân và sợ tăng cân, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Tình trạng bệnh lý

Các tình trạng bệnh lý sau đây có thể khiến bạn giảm cảm giác thèm ăn: Bệnh gan mãn tính, suy thận, suy tim, viêm gan, HIV, chứng mất trí nhớ, suy giáp, ung thư. Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai, tình trạng chán ăn cũng có thể gặp phải trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể làm giảm sự thèm ăn của bạn. Bao gồm các loại thuốc kê toa như kháng sinh, codein, morphine, thuốc hóa trị. Hoặc một số loại thuốc bất hợp pháp, gây nghiện như cocain, heroin, amphetamine.

Biến chứng không mong muốn

Nếu tình trạng chán ăn của bạn diễn ra trong thời gian ngắn, bạn có thể sẽ phục hồi một cách tự nhiên. Việc chán ăn diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết và không thể tạo ra năng lượng giúp bạn sinh hoạt thoải mái.

Ngoài ra, chán ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, chức năng của các cơ quan có dấu hiệu suy giảm, đồng thời quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Nếu nguyên nhân là do bệnh lý, tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị. Cảm giác chán ăn thường đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như: Nhịp tim nhanh, cáu gắt khó chịu, sụt cân, cực kỳ mệt mỏi,... 

Biện pháp khắc phục tại nhà

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì ăn ba bữa lớn.
  • Cố gắng thực hiện những bữa ăn giàu calo và protein để đảm bảo cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
  • Thêm các loại thảo mộc, gia vị vào thực phẩm để bữa ăn ngon miệng hơn.
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ đôi khi cũng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn. 
  • Nếu việc chán ăn kéo dài liên tục khiến bạn sụt cân và suy dinh dưỡng, hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám và kịp thời tìm ra nguyên nhân.

Nguồn: https://www.medicoverhospitals.in/symptoms/loss-of-appetite