Kháng sinh là bước đột phá lớn trong ngành y khoa của thế giới và trong mỗi đời người chắc chẳng ai tránh khỏi có lúc phải dùng đến loại thuốc này. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện, bừa bãi của người dân đã dẫn đến tình trạng mầm bệnh kháng lại với thuốc kháng sinh. Đồng thời, chúng có thể gây nên những phản ứng có hại về tiêu hóa mà người dùng không lường trước được. Khi sử dụng kháng sinh không có sự kiểm soát, không có chỉ định của bác sĩ điều trị thì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn... nhưng thường đáng lo ngại nhất là phản ứng đi tiêu chảy; có khi có trường hợp xảy ra khá nặng vì kháng sinh có thể làm viêm ruột non, ruột già nhầy có màng giả.
Kháng sinh có thể kích thích trực tiếp lên niêm mạc ruột non, ruột già làm gia tăng tiết chất nhầy và phát sinh ra các màng giả. Tác dụng kháng khuẩn phổ rộng của kháng sinh làm đảo lộn vi khuẩn chỉ ở ruột, tiêu diệt cả vi khuẩn thường trú cần thiết của môi trường ở ruột già và gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột. Các loại kháng sinh mạnh có tác dụng tiêu diệt phần lớn những vi khuẩn gây bệnh, còn những vi khuẩn tồn tại là những chủng loại đã có độ kháng mạnh với các kháng sinh đó nên việc tiêu diệt chúng sẽ rất khó khăn; đặc biệt trong các trường hợp tiêu chảy nặng.
Trong ruột luôn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi với nhiều loài khác nhau. Bình thường, các vi khuẩn này luôn duy trì cân bằng để đảm bảo quá trình tiêu hóa của cơ thể, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng, đào thải cặn bã và các chất độc hại, đồng thời ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Trong khi đó, kháng sinh là loại thuốc cực mạnh, ngay cả khi sử dụng kháng sinh ở nồng độ thấp nhất cũng có thể tiêu diệt, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Các vi khuẩn lành tính trong ruột cũng chịu sự ảnh hưởng của kháng sinh, đặc biệt là khi người bệnh dùng kháng sinh liều cao, dùng kháng sinh kéo dài. Sự cân bằng ở đường ruột do đó mà bị phá vỡ, thúc đẩy các vi khuẩn gây bệnh đã ẩn chứa sẵn trong hệ tiêu hóa và vi khuẩn mới xâm nhập dẫn đến rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh.Có rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau. Mỗi nhóm lại có các loại biệt dược nhất định. Nếu muốn dùng kháng sinh thì phải biết nó thuộc nhóm nào và biết được mức độ ảnh hưởng của loại kháng sinh đó. Tuy nhiên, trong quá trình loại bỏ sự lây nhiễm, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng tỉ lệ giữa các vi khuẩn. Điều này làm cho cơ thể trở nên nhạy cảm hơn đối với sự lây nhiễm và bệnh tật. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh thường xuyên cũng kích thích sự ra đời của các vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng kháng sinh trừ khi bệnh của bạn thực sự cần đến chúng.
Có rất nhiều nhóm kháng sinh, mỗi nhóm lại có các loại biệt dược nhất định. Nếu muốn dùng kháng sinh thì phải biết nó thuộc nhóm nào và biết được mức độ ảnh hưởng của loại kháng sinh đó. Tuy nhiên, trong quá trình loại bỏ sự lây nhiễm, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng tỉ lệ giữa các vi khuẩn. Điều này làm cho cơ thể trở nên nhạy cảm hơn đối với sự lây nhiễm và bệnh tật. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh thường xuyên cũng kích thích sự ra đời của các vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng kháng sinh trừ khi bệnh của bạn thực sự cần đến chúng.
Hầu hết các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh đều có diễn biến rất nhẹ. Đa số bệnh nhân sẽ bị đi ngoài, đi phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Rất hiếm trường hợp bệnh nhân sốt. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất ngay sau khi dừng kháng sinh hoặc sau khi dừng kháng sinh khoảng 1 - 2 ngày. Nếu bệnh nhân bị đi ngoài kèm theo biểu hiện sốt, nôn hay đau bụng, mức độ tiêu chảy ngày càng nặng thì có khả năng là rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Cần phân biệt hai trường hợp này để có biện pháp can thiệp khi cần thiết.
Để xử lý những vấn đề rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, bạn nên uống nhiều nước, nước dừa, nước ép, nước luộc rau muống; tránh đồ uống có ga, rượu, cà phê, chè... vì chúng có thể làm cho triệu chứng nặng hơn; tập trung vào thực phẩm mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua và chuối. Bạn cũng nên thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa lớn. Các khẩu phần nhỏ sẽ tiêu hóa dễ hơn; tránh thực phẩm gây kích thích hoặc chứa nhiều dầu mỡ vì có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.
Ngoài ra, sử dụng men vi sinh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu và an toàn nhất giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn cho đường ruột. Tuy vậy, việc lựa chọn loại men vi sinh phù hợp và cách sử dụng như thế nào cần được lưu ý. Đa số các loại men vi sinh thông thường thường chỉ chứa dạng vi khuẩn sống, và thường bị hao tổn nhiều khi đi qua môi trường acid cao của dạ dày và trong quá trình bảo quản. Trong khi đó, dưới dạng bào tử - một hình thức sống khác của vi khuẩn, bào tử B.clausii với lớp màng dày bao quanh giúp chúng sống sót qua môi trường acid ở dạ dày, di chuyển đến ruột và phát triển thành lợi khuẩn. Để men vi sinh đạt hiệu quả điều trị cao, nên dùng xen kẽ giữa các lần uống kháng sinh hoặc uống sau khi dùng kháng sinh trên 2 giờ.